Cộng đồng Yugioh Việt Nam đang dần phát triển với vô số các giải đấu tự phát; từ online tới offline, từ 8 người tới hơn 100 người. Tuy nhiên, do tính chất tự phát nên thỉnh thoảng; sẽ có vài giải xảy ra tình trạng judge xử lý nhưng player không phục; dẫn đến những cuộc cãi vã không đáng có. Bài viết này sẽ giúp các player có cái nhìn rõ hơn về những điều sẽ được nói tới; cũng là những điều dễ gây tranh cãi nhất trong những trận đánh giải. Hướng Dẫn Yugioh – Lưu Ý Khi Đánh Giải! Bắt đầu thôi!
Lưu ý
Bài viết sẽ dẫn nguồn từ tài liệu chính thức của Konami TCG về quy định và xử phạt. Với các player OCG, và kể cả TCG, đây chỉ là nguồn tư liệu tham khảo. Quyết định của Head Judge đã, đang, và sẽ luôn là quyết định cuối cùng. Ngoài ra, bài viết cũng không có ý định phản đối bất cứ quyết định nào đã, đang, và sẽ xảy ra tại TẤT CẢ các giải tại Việt Nam.
I. Illegal Activation
Ví dụ:
Player A điều khiển Stardust Dragon. Player B điều khiển Red-Eyes Dark Dragoon. Player A kích hoạt Compulsory Evacuation Device, target Red-Eyes Dark Dragoon. Ngay sau đó, player B nhận ra Dragoon không thể bị target bởi Compulsory. Player B call judge. Liệu judge nên xử lý như thế nào? Cho player A set lại Compulsory, hay player A bắt buộc phải target Stardust Dragon với Compulsory?
Trả lời:
Do ngay trong quá trình activate, Compulsory Evacuation Device yêu cầu chọn ra một target; nên việc player A target Dragoon; một monster không thể bị target bởi card effect; là một hành động không hợp lệ. Do đó, Game State bị tổn hại. Nếu judge xét thấy đây là một lỗi không cố ý; đó sẽ là một Lỗi Hành Động – Nhẹ (PE – Minor); và player A sẽ nhận 1 Caution (nhắc nhở) hoặc Warning (cảnh cáo) (xem IV. Án Phạt). Compulsory Evacuation Device sẽ được set lại face-down.
Lưu ý:
Judge không nên yêu cầu player A phải target Stardust Dragon của bản thân bằng Compulsory Evacuation Device; mặc dù Stardust là monster hợp lệ để Compulsory target. Do việc target của Compulsory (hay bất cứ lá bài nào tương tự) xảy ra ở activation; nếu activation không hợp lệ, Game State nên được khôi phục lại về thời điểm hợp lệ gần nhất; nghĩa là trước khi Compulsory Evacuation Device được kích hoạt. (xem II. Game State, Mục Reparable Game State).
Các giả lập tự động của Yugioh không có tác dụng tham khảo ruling. Việc này áp dụng cho các giả lập không chính thức như Duelingnexus hay EDOPro; lẫn chính thức như Duel Generation hay Duel Links.
II. Game State
Game State là trạng thái của trò chơi, và 2 player phải chịu trách nhiệm bảo toàn Game State. Khi Game State bị tổn hại bởi hành động không hợp lệ, quên effect mandatory, v.v; judge sẽ đánh giá xem nó còn sửa được hay không. Có 3 tình trạng có thể xảy ra sau khi Game State đã bị tổn hại: Reparable (sửa được); Irreparable (không sửa được); và Accepted (đã chấp nhận).
Reparable Game State:
Xảy ra nếu cả 2 player có thể cung cấp đầy đủ thông tin, và judge tìm ra cách để đảo ngược Game State về thời điểm hợp lệ gần nhất (như trong I. Illegal Activation). Án phạt thường thấy là Warning (cảnh cáo).
Irreparable Game State:
Game State không thể được khôi phục về thời điểm hợp lệ gần nhất, và 1 player đang có lợi thế vượt trội nhờ nó. Án phạt thường thấy là Game Loss cho player chịu trách nhiệm chính; và Warning cho player ít trách nhiệm hơn (nếu có).
Tình Trạng | Cách xử lý |
Một player sử dụng effect của Tri-Brigade Ferrijit the Barren Blossom để đưa 1 lá về cuối deck rồi shuffle. Trong turn kế tiếp, anh dùng Maxx “C” để draw. Player còn lại nhận ra sai lầm và gọi judge. | Do không có cách nào biết được lá bài được xếp xuống cuối deck là lá gì, và không có cách shuffle deck hợp lệ trước khi draw, nên hành động này không thể sửa chữa. Player sai phạm sẽ bị nhận 1 Game Loss do gây nên Irreparable Game State. |
Một player sử dụng effect của King of the Sky Prison để tự special chính nó. Cũng trong turn đó, cô dùng tiếp Altergeist Multifaker để gọi lên Altergeist Meluseek. Sau đó dùng cả 3 để link lên Black Luster Soldier – Soldier of Chaos. Vài turn sau, player còn lại nhận ra vấn đề và gọi judge. Cả 2 đều không nhớ chính xác toàn bộ những gì đã xảy ra sau khi Meluseek được gọi. | Trong quá trình điều tra, judge nhận thấy sai lầm của player có lỗi không phải cố ý, mà do cô mới dùng deck. Cả 2 player không thể nhớ chính xác những gì đã xảy ra sau sai phạm. Việc phạm lỗi đem lại cho player gây lỗi một lợi thế vượt trội. Game State sẽ được tuyên bố Irreparable, player phạm lỗi sẽ nhận 1 Game Loss. Player còn lại sẽ nhận 1 Warning do không bảo toàn Game State. |
Accepted Game State:
Game State không thể khôi phục hoàn toàn về thời điểm hợp lệ gần nhất. Nhưng nó không tạo ra cho player chịu trách nhiệm chính một lợi thế vượt trội. Khi này, judge có thể tuyên bố “Accepted Game State“ và tiếp tục game đấu như hiện giờ. Cả 2 nhận 1 Warning.
Ví dụ:
Tình Trạng | Cách xử lý |
Một player kích hoạt effect hồi sinh của Destiny HERO – Destroyer Phoenix Enforcer, nhưng quên resolve ở Standby Phase kế. Sau vài turn, cả 2 player mới nhận ra điều đó. Hơn nữa, cả 2 player đều không thể nhớ chính xác toàn bộ những gì đã xảy ra sau lỗi đó. | Trong quá trình điều tra, judge nhận thấy đây không phải lỗi cố ý, và cũng không đem lại cho player chịu trách nhiệm lợi thế vượt trội. Judge có thể tuyên bố Accepted Game State, và cho cả hai player một Warning. Vì trách nhiệm trong việc này thuộc về cả hai khi không bảo toàn được Game State. Phoenix vẫn sẽ không được resolve do Game State đã được xem “accepted”. |
Khi một lỗi xảy ra ảnh hưởng đến Game State; ít nhât 1 trong 2, hoặc cả 2 đều có lỗi. Nếu chỉ 1 player có lỗi, player đó sẽ chịu trách nhiệm chính. Nếu cả 2 cùng có lỗi dẫn đến xử phạt Game Loss; judge nên điều tra bên nào chịu trách nhiệm nhiều hơn, và xử Game Loss. Player còn lại sẽ nhận 1 “Warning”.
Đánh lại không phải hình thức xử lý nên có dành cho Irreparable Game State.
Để có hình thức xử lý phù hợp, hãy xem IV. Án Phạt, mục 3. Game Loss.
III. Lưu ý khi làm judge
a. Head Judge
- Head Judge là người có quyền lực tối cao nhất. Mọi quyết định của Head Judge là quyết định cuối cùng.
- Không ai, kể cả ban tổ chức, có quyền phản đối quyết định của Head Judge.
- Head Judge không nên tự đưa ra luật mới trong thời gian xảy ra giải.
- Head Judge nên được giải công bố rõ ràng với player ngay từ đầu.
Trên đây mình chỉ tóm tắt những điều mình cảm thấy thiết thực cho các giải đấu tại Việt Nam. Ngoài ra còn những điều khác, nếu thích các bạn có thể đọc toàn bộ ở bên dưới.
b. Floor Judge
- Nên chủ động khảo sát giải đấu, không nên bị động ngồi chờ player tố cáo mới hành động.
- Judge buộc phải chủ động can thiệp khi thấy sai phạm, không cần chờ player tố cáo.
- Judge nên tránh việc hướng dẫn nước đi cho player; hoặc để lộ private information của player khi trả lời câu hỏi.
- Judge không nên đợi hoặc yêu cầu một player thực hiện hành động nào đó để có thể trả lời câu hỏi của họ.
Ví dụ về câu hỏi mà judge nên trả lời
Tình huống | Câu trả lời judge nên có |
Player A có Forbidden Chalice và Galatea – The Orcust Automaton. Player B có Sky Striker Ace – Kagari và Sky Striker Mecha – Widow Anchor cùng 3 spell dưới GY. Player A sử dụng effect của Forbidden Chalice lên Galatea. Player A tấn công Kagari của B bằng Galatea. Player B kích hoạt Widow Anchor target Galatea nhằm chiếm quyền kiểm soát. Player A gọi judge. | Judge có thể giải thích rằng do Galatea đã bị negate từ trước bởi Forbidden Chalice, activation của Widow Anchor sẽ không hợp lệ, và Game State nên trở về khi Widow Anchor còn đang set. |
Ví dụ về câu hỏi mà judge không nên trả lời
Tình huống | Câu trả lời judge nên có |
Player A có Galatea. Player B có Kagari, Widow Anchor và Forbidden Chalice đang set. Player B gọi judge và cho judge thấy 2 lá bài đang set của mình. Player B hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu cô kích hoạt Widow Anchor sau khi Forbidden Chalice đã resolve thành công lên cùng Galatea. | Judge nên giải thích với player B rằng câu hỏi này không thể được giải đáp vì nó có thể ảnh hưởng đến quyết định của B. Judge không nên để lộ cho A biết 2 lá bài B đang đề cập là gì. |
Những câu trả lời judge nên đề cập bao gồm game mechanic (cơ chế game); the legality of card or effect activaton (sự kích hoạt có hợp lệ không), và card text. Ngoài ra, judge cũng nên cân nhắc về Game State trước khi trả lời.
Judge không nên đưa ra câu trả lời hướng dẫn player nước đi tốt nhất; lộ private info; hoặc thảo luận về card không có trong Game State.
Việc này đòi hỏi cần nhiều sự tỉnh táo và nhạy cảm; cũng như kinh nghiệm khi trả lời câu hỏi. Hãy thông cảm cho các judge và cho họ thêm thời gian để hoàn thiện nhé.
IV. Án Phạt
Có 5 án phạt chính có thể được đưa ra:
- Caution (nhắc nhở)
- Warning (cảnh cáo)
- Game Loss
- Match Loss
- Disqualification (tước quyền tham gia)
- Án phạt chỉ nên được nâng cấp nếu player vi phạm cùng một loại lỗi ở cùng một giải đấu nhiều lần.
- Nếu giải đấu diễn ra nhiều ngày; nên xem tất cả các ngày cùng thuộc 1 giải đấu và áp dụng hình thức nâng cấp án phạt.
- Chỉ có Head Judge được nâng cấp án phạt. Chỉ có án phạt nên được nâng cấp, không phải lỗi.
- Thứ tự nâng cấp: Caution > Warning > Game Loss > Match Loss > Disqualification.
- Tuy nhiên, judge và / hoặc Head Judge có thể áp dụng thẳng mức độ xử phạt nặng hơn mà không cần thông qua nâng cấp án phạt.
- Ngoài ra còn có thể giảm án phạt; nhưng điều này ít khi xảy ra nên mình sẽ không nói tới.
1. Caution
Chỉ nên dùng tại event tier 1 (các event tự phát hoặc tại OTS; nghĩa là 100% event đang diễn ra tại Việt Nam bất kể quy mô). Chỉ nên áp dụng cho các player chân ướt chân ráo tham gia đánh giải. Caution không phải hình phạt hợp lệ cho các player đã có kinh nghiệm.
Mục đích của Caution nhằm để hướng dẫn các player mới cách chơi trong môi trường cạnh tranh. Khi đưa ra án phạt, judge nên giải thích sơ về cách vận hành; lý do bị phạt; cũng như việc án phạt có thể được nâng cấp nếu tái phạm.
2. Warning
- Hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến nhất. Warning thường được dùng nếu player sai phạm nhưng không ảnh hưởng quá nhiều lên giải đấu.
- Judge có thể phạt Warning nếu lỗi đó là lỗi nhỏ, và player không cố tình sai phạm.
- Nhận nhiều Warning cho cùng một lỗi có thể dẫn đến nâng cấp án phạt.
- Warning bản thân nó không ảnh hưởng quá nhiều đến player, chủ yếu để hướng dẫn player. Nhưng nó cũng đóng vai trò giúp ban tổ chức tìm ra và theo dõi các rắc rối tiềm tàng.
3. Game Loss
- Hình thức xử phạt được đưa ra khi một player sai phạm nhưng không đủ để xử thua cả match; nhưng vẫn đủ sức ảnh hưởng đến game đấu hiện tại.
- Một ví dụ điển hình là Irreparable Game State.
- Trễ hẹn cũng có thể dẫn đến xử phạt Game Loss. Theo tài liệu chính thức, trễ 3 phút sẽ nhận Game Loss.
- Nếu án phạt được đưa ra khi game đấu đang diễn ra, player phải chịu thua game đó. Cả 2 có thể dùng side deck.
- Nếu án phạt được đưa ra ở giữa các game đấu (aka sau khi game đấu sai phạm kết thúc), player chịu thua ở game đấu kế. Cả 2 có thể dùng side deck.
- Nếu án phạt được đưa ra trước khi match đấu diễn ra (aka sau khi match đấu sai phạm kết thúc); player bị phạt chịu thua ở game đầu tiên của match kế tiếp. Cả 2 KHÔNG được dùng side deck khi vào game 2.
4. Match Loss
- Chỉ Head Judge được phép áp dụng xử phạt Match Loss (trừ việc xử phạt do trễ hẹn).
- Match Loss nên được dùng nếu Head Judge cảm thấy xử phạt Game Loss là không đủ; nhưng chưa nặng tới mức tước quyền tham gia.
- Nếu Head Judge cảm thấy xử phạt Match Loss ngay lập tức không đem lại nhiều tác dụng (ví dụ player bị phạt sắp thua match); Head Judge có thể áp dụng án phạt cho round đấu tiếp theo.
- Nếu một player bị xử phạt cả Match Loss lẫn Game Loss vì 2 lỗi khác nhau cùng lúc; Head Judge nên áp dụng Match Loss trước, rồi Game Loss sau.
Cũng như Game Loss, trễ hẹn có thể dẫn tới Match Loss. Theo tài liệu chính thức, trễ 10 phút sẽ nhận Match Loss.
5. Disqualification (DQ – Tước quyền tham gia)
- Hình phạt nặng nhất có thể được đưa ra.
- Đây là hình phạt có thể dùng cho các cá nhân cố tình vi phạm nội quy giải đấu; hoặc được nâng cấp từ các án phạt trước.
- Chỉ có Head Judge có quyền tước quyền thi đấu.
- Các judge điều tra cẩn thận để đánh giá liệu player đó có thật sự cố tình phá hoại nội quy.
- Cố tinh bỏ qua nội quy khác việc không để ý. Việc bỏ qua 1 nội quy của giải không giúp người đó thoát khỏi việc bị tước quyền tham gia.
Có 2 loại DQ:
- DQ (Vẫn được giữ quà): xảy ra nếu việc DQ là hậu quả của việc nâng cấp án phạt do vi phạm một lỗi nhiều lần; và diễn ra khi player bị phạt đã nắm giải thưởng nhờ vào thứ hạng của bản thân. Ví dụ: nếu một giải đấu thưởng top 4; và player bị phạt DQ vì nâng cấp án phạt khi đang tranh 3-4; anh ấy vẫn nên được nhận thưởng.
- DQ (tước quà): xảy ra nếu một người cố tình vi phạm nội quy giải đấu, gồm cheating hay Unsporting Conduct (hành vi phi thể thao), v.v. Nếu việc này xảy ra; ban tổ chức nên tước bỏ toàn bộ giải thưởng anh ấy sẽ có, và tước quyền thi đấu.
V. Phát hiện sai phạm sau khi trận đấu kết thúc
Nếu một game đấu, hoặc match, hoặc thậm chí giải đấu đã kết thúc; mà judge hoặc Head Judge điều tra phát hiện sai phạm cùng đầy đủ bằng chứng; họ vẫn có thể áp dụng các hình phạt.
- Game Loss: có thể áp dụng ngay cả khi game đấu hoặc match đấu sai phạm đã kết thúc. (xem IV. Án Phạt, mục 3. Game Loss).
- Match Loss: có thể áp dụng ngay cả khi match đấu sai phạm đã kết thúc; hoặc nếu việc áp dụng Match Loss ngay lập tức không đem lại nhiều kết quả (xem IV. Án Phạt, mục 4. Match Loss).
- Nếu một người bị phát hiện Cheating, ngay cả khi giải đấu đã kết thúc, cá nhân đó hoàn toàn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt DQ (tước quà) (xem IV. Án Phạt, mục 5. Disqualification).
- Cheating: cố tình thể hiện sai Game State, ruling, nội quy giải đấu; hoặc khai báo sai sự thật với judge và ban tổ chức giải trong khi điều tra v.v.
VI. LỜI KẾT
Trên đây là những ruling mình trích ra từ những tài liệu chính thức. Một lần nữa, các ruling này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn muốn chắc ăn, trước khi bắt đầu, hãy tìm hiểu thật kĩ quy định của giải, tránh xảy ra những cãi vã đáng tiếc. Nhưng mình hy vọng với Hướng Dẫn Yugioh – Lưu Ý Khi Đánh Giải, cộng đồng Yugioh Việt Nam sẽ có những giải đấu có tính chuyên môn cao hơn nữa.
Facebook: https://www.facebook.com/YuGiOh.Guidance.Vietnam
* Lưu ý: Yu-Gi-Oh! Guidance Vietnam luôn ủng hộ việc chia sẻ bài viết để có thể tiếp cận với nhiều độc giả hơn. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn khi copy bài viết lên các trang khác phải ghi rõ nguồn Yu-Gi-Oh! Guidance Vietnam – How to master Yugioh card game. Cảm ơn các bạn. *
Thế giới bài ma thuật còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và chính các bạn, các độc giả của Yu-Gi-Oh! Guidance Vietnam, là người tìm ra những sáng tạo đó. Mỗi Share hoặc like của các bạn sẽ là động lực giúp Blog phát triển hơn!
các ad có thể làm một bài nói về các lỗi ruling được không