Speedroid – Kí ức tuổi thơ (Phần 1)

Speedroid – Kí ức tuổi thơ (Phần 1)

Tuổi thơ các bạn đã từng trải qua những gì? Hầu hết những bạn đọc bài viết ở đây ai cũng đã từng có những kỉ niệm quen thuộc đối với những thầy cô giáo; những người bạn; hay những người thân xung quanh chúng ta. Trong những kỉ niệm đó, những đồ chơi nhỏ bé; cũ kĩ cũng là những đồ vật đã gắn bó với các bạn từ những ngày còn thơ ấu. Để kỉ niệm và tôn vinh những kí ức đó, Konami đã tạo nên một tộc bài, đó là Speedroid. Và hôm nay, hãy cùng tìm hiểu với tụi mình xem mỗi quái thú Speedroid gắn với những đồ chơi nào nhé!

1. Speedroid Terrortop:

Speedroid Terrortop [HSRD-EN001] Super Rare

Nhân vật chúng ta tìm hiểu đầu tiên chính là Terrortop. Nghe lạ tai nhỉ? Hay bây giờ chúng ta sẽ cùng xem thử tiếng Nhật xem nhé. Tên tiếng Nhật của Terrortop phiên âm ra là Beigomax. Nếu bạn tìm hiểu trước đó thì bạn cũng đã đoán ra rồi, đây chính là mô phỏng trò chơi Beigoma, nếu mô phỏng lại sang tiếng Việt thì đó là trò chơi Cù (dân tộc Tày-Thái) hay là trò chơi con quay (thường các bạn chơi Beyblade) mà các bạn chơi hồi nhỏ đấy!

Nói một chút về Beigoma. Beigoma là những con quay làm bằng gỗ hoặc sắt. Mọi người sẽ tranh tài với nhau bằng cách ném con quay cùng một lúc lên bục làm từ cái thùng nhỏ quấn khăn bên ngoài, phủ trên miệng thùng 1 tấm chiếu hoặc bạt, dùng dây tạo ra 1 lực để quất những con quay của đối phương chạy ra khỏi vòng qui định. Con vụ nào vẫn còn trụ lại trên bục, và ngừng quay sau cùng là người chiến thắng. Nghe na ná như trò chơi con quay mà các bạn chơi ở cổng trường hồi còn bé nhỉ? Đúng rồi đó, bản chất trò chơi con quay cũng là từ trò này mà ra đó!

Trong artwork, tốc độ cũng như dáng điệu của Terrortop cũng giống ngoài đời, chỉ khác là nguy hiểm hơn thôi 😀

Con quay B-133 DX Starter Ace Dragon.St.Ch
Con quay thời hiện đại

2. Speedroid Taketomborg: Speedroid – Kí ức tuổi thơ (Phần 1)

Speedroid Taketomborg by Kai1411 on DeviantArt

Tiếp theo là Taketomborg. Nghe tên lạ hoắc nhỉ? Chắc chả liên quan đến đồ chơi đâu. Đấy là suy nghĩ ban đầu của mình khi mới bắt đầu tìm hiểu, nhưng thực ra đây là một món đồ rất quen thuộc với các bạn đấy! Đó chính là chong chóng tre!

Nó được biết tới nhiều cái tên, ví dụ như chuồn chuồn tre, cánh quạt, bamboo-copter,… Nếu các bạn đã từng xem Doraemon (hay là Đô-rê-mon), các bạn đều biết hình dạng của đồ vật này. Nó có 2 cánh quạt, 1 cái thanh nhỏ gắn vào trục chính của 2 cánh quạt này. Cách chơi thì đưa thanh nhỏ vào giữa 2 lòng bàn tay, rồi rê 2 lòng bàn tay để cánh quạt quay đều rồi nhả ra, thế là chúng ta có chong chóng tre trong truyền thuyết rồi đấy!

Trong artwork, chúng ta có thể nhìn thấy 2 chân nó bị tách ra; nếu kết hợp vào thì hình dạng rất giống chiếc chong chóng tre đó!

Bamboo-copter (UKR6NSSJM) by xiaolianhuastudio
Chong chóng tre

3. Speedroid Horse Stilts:

Speedroid Horse Stilts by Kai1411 on DeviantArt

Horse Stilts là tên Speedroid tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu. Nó được ghép bởi 2 món đồ chơi Horse (cưỡi ngựa) và Stilts (cà kheo).

Trò chơi cưỡi ngựa vô cùng đơn giản.Bạn cưỡi ngựa gỗ làm bằng một thanh thẳng có đầu ngựa nhỏ (bằng gỗ hoặc vải nhồi bông), và có dây cương, được gắn vào một đầu. Đầu dưới của que đôi khi có gắn một bánh xe hoặc bánh xe nhỏ.

Còn trò chơi cà kheo cũng là một trò chơi dân gian rất nổi tiếng. Trò chơi này được chơi vào những dịp lễ hội của nhiều dân tộc, ở Việt Nam là dân tộc Tày và Thái. Cách chơi khá đơn giản. Người ta dùng 2 cây tre, trên đó cột hai cái khấc cũng bằng tre làm bàn đạp để đứng lên đó đi thay chân. Nói thì dễ vậy, nhưng để đi được bằng cà kheo cũng cần đòi hỏi nhiều kĩ năng lắm đấy!

Trong artwork, các bạn có thể thấy được hình ảnh con ngựa cũng chỉ có 2 chân thôi, 2 chân này nó khá giống với 2 chân cà kheo đó!

Đồ chơi cưỡi ngựa và trò chơi cà kheo

4. Speedroid Double Yoyo: Speedroid – Kí ức tuổi thơ (Phần 1)

Speedroid Double Yoyo by Kai1411 on DeviantArt

Nhân vật tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu đó chính là Double Yoyo. Nhìn vào đây chắc các bạn cũng biết đó là trò chơi gì rồi đúng không? Không sai, đó chính là Yo-yo. Không phải bàn cãi về độ nổi tiếng của trò chơi này rồi; đến mức tác giả Kazuki Takahashi còn đưa nó vào trong Yu-Gi-Oh! thì các bạn cũng hiểu được độ phổ biến của nó đến mức nào. Yoyo chỉ có 1 con quay có lồng dây ở khe giữa và người chơi chỉ cần quay; quay và quay sao cho không rối dây và con quay không bị dừng lại trước khi quấn dây là xong. Nghe lí thuyết đơn giản vậy, nhưng thực hành tốt thì nó là một vấn đề đó.

Yoyo có thể được xem là một môn nghệ thuật chứ không đơn giản chỉ thảy cho nó quay rồi rút. Trong quá trình yoyo quay, người chơi có thể thực hiện các động tác kết hợp để tạo ra những chuỗi combo đẹp mắt tuỳ vào sức sáng tạo của các bạn. Để các chuỗi combo được dài hơn, người chơi thường lồng vào đó các hành động thu hồi và thảy lại để tránh việc yoyo bị ngừng. Ở các cuộc thi yoyo, các thí sinh sẽ trình diễn theo các bài nhạc để làm nổi bật màn trình diễn.

Trong artwork, Yoyo này cũng giống Yo-yo ngoài đời; chỉ khác là dũng mãnh hơn và dây chạy bằng sét nên không ai dùng được đâu nhỉ :v

Yugioh Season 0 but with Super Yo-Yo theme song - YouTube
Yo-Yo trong Yu-Gi-Oh!

5. Speedroid CarTurbo:

Speedroid CarTurbo by Masaki2709 on DeviantArt

Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu đến CarTurbo. Nhìn qua thì cũng khó đoán nhỉ? Hãy cùng tìm hiểu phiên âm của lá bài này nhé! Tên của nó trong tiếng Nhật là Kārutābo. Đến đây thì dễ đoán hơn rồi, đó chính là hình ảnh của những lá bài Karuta trong trò chơi của Nhật.

Nếu các bạn đã từng tìm hiểu qua về Nhật Bản, hẳn Karuta là trò chơi bạn đã biết. Loại bài lá này do các thương nhân Bồ Đào Nha du nhập đến Nhật Bản vào giữa thế kỷ 16 khi mang theo bộ bài Tây, từ đó từ Karuta được sử dụng để gọi chung cho tất cả các bộ bài. Cách chơi nói chung như sau: Khi mà người điều khiển đọc bài thơ, người chơi sẽ tìm hình ảnh tương ứng với lá bài xuất hiện (được nhắc đến) trong bài thơ đó. Ai là người bốc hết bài trên sân mình kiểm soát hết trước là người chiến thắng. Để chiến thắng trò chơi này, bạn phải có khả năng quan sát, nghe và thao tác cực tốt đấy!

Trong artwork, hình ảnh thẻ bài Karuta tuy cũng không quá rõ nét lắm. Nó được gắn động cơ để chạy cho nhanh hơn hay sao ấy, mình nghĩ vậy 😀

「競技かるた」の歴史とは?
Thẻ bài Karuta

6. Speedroid Den-Den Daiko Duke:

Speedroid Den-Den Daiko Duke by Kai1411 on DeviantArt

Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về Den-Den Daiko Duke. Lá bài này được lấy ý tưởng từ một loại nhạc cụ cùng tên – Den-Den Daiko. Đây là một loại nhạc cụ khá nổi tiếng của Nhật, nhưng chắc một số bạn đã từng chơi rồi. Nó có 1 cái trống ở trung tâm, có 2 cái dây cùng với 2 viên bi nhỏ gắn vào mỗi đầu dây. Chúng ta sẽ lắc lư để cho dây chạm vào mặt trống. Đơn giản phải không các bạn?

Hình ảnh Den-Den Daiko trong artwork cực kì giống ngoài đời thực, mỗi tội không cute như trong artwork thôi nhỉ :v

Den-den daiko - Wikipedia
Den-Den Daiko

7. Speedroid Dominobutterfly: Speedroid – Kí ức tuổi thơ (Phần 1)

Speedroid Domino Butterfly by AlanMac95 on DeviantArt

Nhân vật tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay là Dominobutterfly. Đúng như cái tên của nó, lá bài này được khắc họa từ trò chơi Domino nổi tiếng.

Domino thực chất là tên gọi của một nhóm các trò chơi sử dụng các khối hình chữ nhật tên gọi là Domino. Một bộ Domino thông thường sẽ bao gồm 28 khối. Mỗi khối Domino là một khối hình chữ nhật, có đường chia ngăn ở giữa, tạo thành hai hình vuông. Trên mỗi mặt hình vuông sẽ hiển thị các lỗ hay các điểm (pipnip hoặc dob) hoặc để trống. Mỗi mặt hình vuông có tối đa 6 điểm lỗ như vậy.

Một bộ Domino thực chất là dụng cụ chơi cho nhiều trò chơi Domino khác nhau, giống như việc sử dụng xúc xắc vậy. Trên thế giới có rất nhiều các cách chơi Domino khác nhau, được chia ra chủ yếu theo hai hình thức chơi: chặn hoặc tính điểm. Có rất nhiều lối chơi xung quanh các mảnh Domino này, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm nhé!

Trong artwork, Domino này cũng có khá nhiều điểm giống Domino ngoài đời, chỉ khác là Domino này có thể vỗ cánh được nhỉ?

Domino là gì? Các cách chơi cờ Domino
Các quân cờ Domino

8. Speedroid Menko:

Speedroid Menko by Kai1411 on DeviantArt

Menko là một trò chơi tiếp theo mà chúng ta tìm hiểu. Nghe có vẻ xa lạ nhỉ? Thực chất nó cũng được chơi tại Việt Nam rồi đó.

Menko là một trò chơi mà các thẻ bài làm bằng bìa cứng in hình các nhân vật manga, anime, hoạt hình lên đó và dành cho 2 người chơi trở lên.  Bài của một người chơi được đặt trên bề mặt gỗ cứng hoặc bê tông và người còn lại vứt thẻ bài của mình xuống sao cho tấm bài của người kia bị lật lên do gió hoặc vì 2 tấm bài chạm vào nhau. Nếu người chơi làm được thế sẽ được lấy cả hai tấm bài. Người nào lấy được hết bài hoặc có nhiều bài nhất khi trò chơi kết thúc, sẽ giành chiến thắng.

Vì luật lệ đơn giản nên rất nhiều đứa trẻ thích và chơi trò này khi Internet chưa phổ biến đó! Có 1 ví dụ rất điển hình cho trò này mặc dù nó không phải của Nhật, là trò đập giấy từ Squid Game.

Menko trong artwork khá giống với ngoài đời thật, chỉ có 4 góc là giống động cơ hơn. Thêm nữa, hiệu ứng thay đổi trạng thái khá giống khi bạn thay đổi trạng thái thẻ Manko từ ngửa thành úp nhỉ?

Menko- trò chơi ném đĩa của người Nhật - JAPO - Cổng thông tin Nhật Bản
Menko

9. Speedroid Ohajikid:

Speedroid Ohajikid by Kai1411 on DeviantArt

Ohajikid là nhân vật tiếp theo chúng ta tìm hiểu. Đây là lá bài nhằm tôn vinh trò chơi Ohajiki. Nghe tên có vẻ là lạ, nhưng nó giống một trò chơi ở Việt Nam mà các bạn đã từng chơi. Đó chính là trò chơi bắn bi đó! Nếu các bạn chưa biết, trò chơi này bạn sẽ sắp xếp các viên bi, rồi bắn như thế nào để trúng các viên bi đã xếp trước để được ăn viên bi đó. Ai có nhiều viên bi hơn thì chiến thắng. Chỉ khác ở chỗ, Ohajikid có thể dùng các mảnh thủy tinh thay vì viên bi.

Trong artwork, Ohajikid cũng làm một động tác tương tự, nhưng hình như là bắn đạn thay vì bắn bi thì phải.

Trò Ohajiki|Giới thiệu Nhật Bản (日本紹介)

10. Speedroid Red-Eyed Dice:

Speedroid Red-Eyed Dice by Kai1411 on DeviantArt

Nhân vật cuối cùng trong bài viết chúng ta tìm hiểu chính là Red-Eyed Dice. Nhìn qua artwork chắc bạn biết đây là trò chơi gì rồi đúng không? Không sai, đây là trò chơi xúc xắc (đổ xí ngầu).

Xúc xắc đóng vai trò cực kì quan trọng trong hầu hết các board game (trò chơi trên bàn – đại loại vậy), ví dụ như cờ cá ngựa, cờ tỉ phú,… Yu-Gi-Oh! cũng không ngoại lệ, có những công năng bắt các bạn phải sử dụng xúc xắc. Có nhiều loại xúc xắc, nhưng cơ bản nhất vẫn là chiếc hình lập phương sáu cạnh có đánh số từ một đến sáu mà ai ai cũng biết cả.

Trong Yu-Gi-Oh!, hiệu ứng đổi level từ 1 đến 6 vô cùng đặc trưng cho 6 mặt xúc xắc thường thấy. Còn artwork mình thấy có vẻ khá kì dị và ma quái đúng không nhỉ 😀

Combo viên xúc xắc xí ngầu 6 mặt chất lượng cao - DMA store | Shopee Việt  Nam
Xúc xắc

Kết thúc:

Như vậy, qua tất cả các đồ chơi trên kia, chắc các bạn cũng đã hồi tưởng về những thời thơ ấu tuy có những giây phút trầm buồn nhưng cũng vô cùng vui vẻ của mỗi chúng ta. Hi vọng qua bài viết, các bạn hãy thêm trân trọng, lưu giữ chúng như những kí ức đẹp mà các bạn đã trải qua.

Chuyên mục Tản mạn về Speedroid sẽ tiếp tục ra đến khi tụi mình tìm được nguồn về những card tiếp theo nhé! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!

Facebook: https://www.facebook.com/YuGiOh.Guidance.Vietnam

https://ygoguidance.com/

* Lưu ý: Yu-Gi-Oh! Guidance Vietnam luôn ủng hộ việc chia sẻ bài viết để có thể tiếp cận với nhiều độc giả hơn. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn khi copy bài viết lên các trang khác phải ghi rõ nguồn Yu-Gi-Oh! Guidance Vietnam – How to master Yugioh card game. Cảm ơn các bạn. *

Thế giới bài ma thuật còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và chính các bạn, các độc giả của Yu-Gi-Oh! Guidance Vietnam, là người tìm ra những sáng tạo đó. Mỗi Share hoặc like của các bạn sẽ là động lực giúp Blog phát triển hơn!

About Soulmaker

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *